Top 10 games đổi thưởng hàng đầu Việt Nam năm 2023

BẢN TIN THÔNG TIN THUỐC SỐ 02 NĂM 2022

24/10/2022

SỐ 02 NĂM 2022




                                                                    Amoxicillin và nguy cơ

viêm màng não vô khuẩn

 
Amoxicillin là kháng sinh beta-lactam phổ hẹp được cấp phép lưu hành tại Singapore từ năm 1998 để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp như nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn sinh dục, nhiễm khuẩn da và mô mềm. Hoạt chất hiện có dạng đơn thành phần hoặc kết hợp với clavulanat - chất ức chế beta-lactamase.
Viêm màng não vô khuẩn
Viêm màng não vô khuẩn là tình trạng màng não và tủy sống bị viêm không do nhiễm khuẩn. Các loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), globulin miễn dịch đường tĩnh mạch và kháng sinh, bao gồm amoxicillin, đã được xác định là nguyên nhân tiềm tàng của viêm màng não vô khuẩn. Các nguyên nhân khác bao gồm ung thư, bệnh tự miễn hoặc các bệnh tự miễn hệ thống (như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp) và các nguyên nhân khác do điều trị gây ra như biến chứng chọc ống cột sống thắt lưng hoặc phản ứng có hại của thuốc tiêm tủy sống. Cơ chế bệnh sinh của viêm màng não vô khuẩn do thuốc vẫn chưa được biết rõ, nhưng đề xuất có thể do phản ứng quá mẫn muộn.
 Viêm màng não vô khuẩn do amoxicillin
Có rất ít trường hợp viêm màng não vô khuẩn được công bố trong y văn liên quan đến việc sử dụng các chế phẩm chứa amoxicillin. Bệnh nhân thường xuất hiện sốt và đau đầu tiến triển trong vài giờ đến 7 ngày sau khi sử dụng amoxicillin. Chứng sợ ánh sáng, cứng gáy, li bì, đau cơ và cảm giác khó chịu cũng xảy ra với một số bệnh nhân. Đáng chú ý, hầu hết các trường hợp đều hồi phục tích cực, sau 2 đến 3 đợt viêm màng não vô khuẩn do amoxicillin. Các phát hiện trong dịch não tủy (CSF) điển hình bao gồm tăng bạch cầu (tế bào lympho hoặc bạch cầu trung tính), trong một số trường hợp đi kèm với tăng protein và nồng độ glucose thường bình thường (khác với trong viêm màng não do vi khuẩn với nồng độ glucose CSF thấp). Nuôi cấy CSF luôn âm tính.
 Việc chẩn đoán viêm màng não vô khuẩn do amoxicillin thường dựa trên mối liên quan về thời gian giữa việc uống thuốc và khởi phát triệu chứng, tăng bạch cầu CSF, xét nghiệm vi sinh âm tính và các triệu chứng có khả năng cải thiện nhanh, thường trong vài ngày sau khi ngừng thuốc. Vì đây là một chẩn đoán loại trừ, khai thác tiền sử dùng thuốc kỹ lưỡng có thể giúp hỗ trợ chẩn đoán viêm màng não vô khuẩn liên quan đến amoxicillin sau khi đã loại trừ nguyên nhân viêm màng não vô khuẩn liên quan đến nhiễm trùng và bệnh lý khác (chủ yếu là ung thư và bệnh tự miễn).
Đánh giá của Cơ quan Quản lý Y tế Canada
Vào năm 2021, Health Canada đã xem xét nguy cơ tiềm tàng của bệnh viêm màng não vô khuẩn trên những bệnh nhân được điều trị bằng các chế phẩm có chứa amoxicillin và kết luận rằng có thể có mối liên quan giữa bệnh và thuốc. Các đánh giá thực hiện trên các bệnh nhân viêm màng não vô khuẩn liên quan đến việc sử dụng amoxicillin tại Canada và các nước khác, đồng thời nghiên cứu các trường hợp tại quốc gia khác được báo cáo cho Cơ sở dữ liệu về phản ứng có hại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho thấy mối liên hệ giữa nguy cơ viêm màng não vô khuẩn và việc sử dụng amoxicillin.

Ghi nhận tại Singapore

Cho đến nay, HSA đã nhận được một báo cáo về bệnh viêm màng não vô khuẩn có thể liên quan đến việc sử dụng amoxicillin/acid clavulanic.

 Hiện tại, viêm màng não vô khuẩn là một biến cố bất lợi đã được ghi trên nhãn (PI) của một số chế phẩm có chứa amoxicillin. HSA đang làm việc với cơ quan đăng ký thuốc của các chế phẩm còn lại để đảm bảo thông tin an toàn trên được liệt kê trong PI của tất cả các chế phẩm có chứa amoxicillin tại Singapore.

 Khuyến cáo của HSA

Viêm màng não vô khuẩn liên quan đến amoxicillin là một AE rất hiếm gặp nhưng có thể hồi phục, có thể được xử trí bằng cách ngừng thuốc. Do đó, việc nhanh chóng phát hiện AE này có thể giúp không phải tiến hành quy trình chẩn đoán xâm lấn và điều trị kéo dài, cũng như khả năng xuất hiện các đợt tái phát liên quan đến việc sử dụng amoxicillin tiếp theo. Nhân viên y tế cần cân nhắc khả năng xảy ra AE này ở bệnh nhân được kê đơn các chế phẩm chứa amoxicillin xuất hiện viêm màng não vô khuẩn sau khi loại trừ các nguyên nhân do nhiễm khuẩn hoặc bệnh lý khác.

  1. Sử dụng đồng thời LevothyroxinCiprofloxacin dẫn đến những thay đổi trong xét nghiệm chức năng tuyến giáp. 
  2. Trong trường hợp cần phối hợp, khuyến cáo sử dụng 2 thuốc cách nhau 6 giờ. 
 
Trung tâm Theo dõi phản ứng có hại của thuốc (CARM) tại New Zealand đã nhận được báo cáo một bệnh nhân đang sử dụng levothyroxin xuất hiện các triệu chứng của suy giáp, sau khi sử dụng thêm ciprofloxacin. Các triệu chứng bao gồm nhịp tim thấp, mệt mỏi, cảm thấy lạnh. Tình trạng được cải thiện khi ngừng ciprofloxacin và tăng liều tạm thời levothyroxin. Người báo cáo nghi ngờ có tương tác xảy ra giữa 2 loại thuốc này. 
 
Bối cảnh
Ciprofloxacin là kháng sinh nhóm fluoroquilonon được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm với ciprofloxacin ở người lớn. 
Levothyroxin là thuốc được chỉ định trong điều trị suy giáp. 
 
Tương tác 
Các tài liệu y văn giải thích cơ chế tương tác vẫn còn hạn chế.  
Một báo cáo đơn lẻ mô tả 2 bệnh nhân sử dụng đồng thời Ciprofloxacin khi đang điều trị ổn định bằng Levothyroxin. Cả 2 bệnh nhân sau đó đều xuất hiện tình trạng giảm thyroxin tự do (T4) và tăng hormon kích thích tuyến giáp (TSH). Tình trạng được cải thiện khi ngừng dùng ciprofloxacin hoặc sử dụng ciprofloxacin và levothyroxine cách nhau 6 giờ. 
Một thử nghiệm ngẫu nhiên cho thấy ciprofloxacin làm giảm hấp thu qua đường ruột của levothyroxin. 
 
Trường hợp cần phối hợp 
Sử dụng ciprofloxacin có thể làm giảm nồng độ levothyroxin trong huyết tương. 
Vì vậỵ các bệnh nhân dùng levothyroxin kết hợp với ciprofloxacin cần được: 
- Hướng dẫn sử dụng 2 thuốc cách nhau 6 giờ 
- Thông báo về tương tác có thể xảy ra, các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết(ví dụ như mệt mỏi, lờ đờ, cảm thấy lạnh) 
- Theo dõi sự thay đổi chức năng tuyến giáp 
THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM Chlamydia THEO KHUYẾN CÁO CỦA CDC 2021
 
Nhiễm Chlamydia là một trong những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn được báo cáo thường xuyên nhất ở Hoa Kỳ với tỷ lệ hiện mắc cao ở những người ≤ 24 tuổi. Nhiều di chứng do nhiễm C. trachomatis có thể gặp ở phụ nữ, nghiêm trọng nhất là viêm vùng chậu, thai ngoài tử cung và vô sinh. Thường gặp là nhiễm trùng không triệu chứng ở cả nam và nữ. Vì vậy, để phát hiện nhiễm Chlamydia cần dựa vào các xét nghiệm sàng lọc. Khuyến nghị thực hiện sàng lọc hằng năm cho tất cả phụ nữ dưới 25 tuổi có quan hệ tình dục, cũng như sàng lọc những phụ nữ có nguy cơ cao lây nhiễm (ví dụ: phụ nữ ≥ 25 tuổi có bạn tình mới, nhiều bạn tình hoặc bạn tình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục).  
Việc điều trị không chỉ giúp phòng ngừa các biến chứng gây hại cho sức khỏe sinh sản mà còn ngăn ngừa việc tiếp tục lây truyền bệnh qua đường tình dục.
  • Đối với thanh thiếu niên, người trưởng thành
Phác đồ khuyến cáo: Doxycyclin 100mg uống 2 lần/ ngày x 7 ngày
Phác đồ thay thế: Azithromycin 1g uống liều duy nhất hoặc
                            Levofloxacin 500mg uống 1 lần/ ngày x 7 ngày
Doxycyclin 200mg ở dạng viên nén phóng thích có kiểm soát (sử dụng 1 lần/ ngày x 7 ngày) có hiệu quả tương tự với Doxycyclin 100mg 2 lần/ ngày x 7 ngày trong điều trị nhiễm C. trachomatis niệu sinh dục ở cả nam và nữ. Doxycyclin dạng viên nén phóng thích có kiểm soát có giá thành cao hơn nhưng giúp giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Levofloxacin là một lựa chọn điều trị thay thế hiệu quả nhưng cũng có giá thành cao hơn. Erythromycin không còn được khuyến cáo điều trị vì các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, có thể dẫn đến việc không tuân thủ. Khi không thể tuân thủ với phác đồ Doxycyclin, phác đồ Azithromycin 1g là lựa chọn điều trị thay thế nhưng có thể cần đánh giá hiệu quả sau điều trị ở những người bị nhiễm Chlamydia trực tràng vì Azithromycin có hiệu quả điều trị thấp hơn.
Để giảm thiểu lây bệnh cho bạn tình, những người được điều trị Chlamydia nên kiêng quan hệ tình dục trong 7 ngày đối với phác đồ uống liều duy nhất sau khi dùng thuốc hoặc cho đến khi hoàn thành phác đồ 7 ngày. Để giảm thiểu nguy cơ tái nhiễm, bệnh nhân cũng nên được hướng dẫn kiêng quan hệ tình dục cho đến khi tất cả các bạn tình của họ đã được điều trị khỏi. Những người được chẩn đoán nhiễm Chlamydia nên được xét nghiệm HIV, lậu và giang mai.
Không khuyến cáo đánh giá hiệu quả điều trị (kiểm tra lại 4 tuần sau khi hoàn thành phác đồ) đối với những người không có thai, trừ khi có nghi vấn về việc tuân thủ điều trị, các triệu chứng vẫn tồn tại hoặc nghi ngờ tái nhiễm. Phần lớn các trường hợp nhiễm trùng sau điều trị không phải do thất bại trong điều trị mà là do tái nhiễm (do bạn tình không được điều trị hoặc bắt đầu hoạt động tình dục với bạn tình mới bị nhiễm). Những người đã được điều trị Chlamydia nên được kiểm tra lại khoảng 3 tháng sau khi điều trị. Nếu không thể kiểm tra lại sau 3 tháng, bác sĩ nên kiểm tra lại bất cứ khi nào < 12 tháng sau đợt điều trị ban đầu.
  • Đối với phụ nữ có thai
Phác đồ khuyến cáo: Azithromycin 1g uống liều duy nhất
Phác đồ thay thế: Amoxicillin 500mg uống 3 lần/ ngày x 7 ngày
Nên đánh giá hiệu quả điều trị (tốt nhất là bằng phương pháp khuếch đại acid nucleic (NAAT), vào khoảng 4 tuần sau khi hoàn thành chế độ điều trị) đối với phụ nữ có thai vì các di chứng nặng nề có thể xảy ra ở mẹ và trẻ sơ sinh nếu tình trạng nhiễm trùng vẫn tiếp diễn. Ngoài ra, tất cả phụ nữ mang thai được chẩn đoán nhiễm Chlamydia nên được kiểm tra lại 3 tháng sau khi điều trị. Phụ nữ < 25 tuổi và có nguy cơ cao
 
nhiễm Chlamydia nên được sàng lọc ở lần khám tiền sản đầu tiên và được sàng lọc lại trong tam cá nguyệt thứ ba để ngăn ngừa các biến chứng sau khi sinh cho mẹ và trẻ sơ sinh.
  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em với cân nặng < 45kg: Erythromycin base hoặc ethyl succinat 50mg/ kg/ ngày uống chia thành 4 lần mỗi ngày trong 14 ngày.
Dữ liệu về hiệu quả và liều tối ưu của Azithromycin còn hạn chế trong điều trị nhiễm Chlamydia ở trẻ sơ sinh và trẻ em cân nặng < 45 kg.
Đối với trẻ em nặng ≥ 45kg nhưng < 8 tuổi: Azithromycin 1g uống liều duy nhất.
Đối với trẻ em ≥ 8 tuổi: Azithromycin 1g uống liều duy nhất hoặc
                                     Doxycyclin 100mg uống 2 lần/ ngày x 7 ngày

Bắt đầu mùa đông và mùa cúm, TGA nhắc lại cho cán bộ y tế và bệnh nhân việc không nên sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ 1, bao gồm cả những loại thuốc không kê đơn (OTC) để điều trị các triệu chứng ho, cảm lạnh và cúm ở trẻ em dưới 6 tuổi. Thuốc kháng histamin thế hệ 1 cũng không nên sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi với tất cả các chỉ định. 
 Thuốc kháng histamin thế hệ 1 ra đời vào những năm 1940 và vẫn được sử dụng hiện nay. Cơ chế tác dụng của thuốc là tác động lên các thụ thể histamin ở não và tủy sống. Thuốc đi qua hàng rào máu não và có thể gây buồn ngủ. 
 Ngược lại, thuốc kháng histamin thế hệ 2 được phát triển đầu tiên từ những năm 1980, ít gây buồn ngủ hơn thuốc kháng histamin thế hệ 1 và tương tác với ít thuốc hơn. 
 Thuốc kháng histamin thế hệ 1 bao gồm các chế phẩm có chứa các hoạt chất sau: alimemazin (trimeprazin), brompheniramin, chlorphenamin, dexchlorpheniramin, diphenydramin, doxylamin, pheniramin, promethazin, triprolidin.
 Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2020, tất cả các sản phẩm OTC đường uống có chứa thuốc kháng histamin thế hệ 1 có tác dụng an thần được yêu cầu phải có cảnh báo “Không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi”. Các chế phẩm uống điều trị ho, cảm lạnh và cúm cũng phải có cảnh báo: “Không sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi” và “Chỉ nên sử dụng cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi theo khuyến cáo của bác sĩ, dược sĩ hoặc điều dưỡng”. 
Thông tin dành cho bệnh nhân
Không sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ 1 cho trẻ em dưới 6 tuổi trong điều trị các triệu chứng ho, cảm lạnh và cúm; và không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi trong với tất cả các chỉ định. Các sản phẩm này có thể gây hại nghiêm trọng cho trẻ nhỏ. 
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ 1 trong điều trị rối loạn giấc ngủ và hành vi, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên, có thể gây nguy hiểm và không được khuyến khích. 

Thuốc chống sung huyết mắt là loại thuốc giúp làm giảm tạm thời tình trạng đỏ mắt và/hoặc viêm mắt nhẹ nhờ tác dụng co mạch máu. 
 Tháng 6/2021, Uỷ ban về các phản ứng có hại của thuốccủa New Zealand(MARC) đã đưa ra cảnh báo rằng thuốc nhỏ mắt Clear Eyes (naphazolin 0,01%) không có giới hạn tuổi sử dụng ghi trên nhãn thuốc. Điều này dẫn tớiquan ngại rằng Clear Eyes có thể dễ dàng được sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi mà không cần các chỉ định của nhân viêny tế. Trong khi đó, chuyên luậnthuốc dành cho trẻ em của New Zealand khuyến cáo chỉ nên sử dụng naphazolin cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Do đó, MARC đề xuất lên Cơ sở dữ liệu các thông tin trên nhãn (Label State Database) về việc bổ sung giới hạn độ tuổi trên bao bì thuốc này.  
 Tương tự, Medsafe cũng khuyến cáo mở rộng việc bổ sung giới hạn độ tuổi trên nhãn đối với tất cả các loại thuốc chống sung huyết sử dụng để điều trị mắt đỏ và/hoặc kích ứng viêm mắt nhẹ, bao gồm cả thuốc chứa tetrahydrozolin (tetryzolin) hoặc phenylephrin.  
Do thuốc chống sung huyết mắt là thuốc không cần kê đơn, các thuốc này không bắt buộc phải có tờ thông tin thuốc đi kèm. Thay vào đó, người dùng chỉ biết được các thông tin về thuốc thông qua nội dung ghi trên bao bì. Nếu thông tin cảnh báo trên bao bì không đầy đủ, trẻ em có nguy cơ gặp phải rủi ro không mong muốn khi sử dụng thuốc bao gồm nguy cơ xảy ra tác dụng toàn thân cũng như những lo ngại do thiếu thông tin về tính an toàn và hiệu quả sử dụng thuốc. 
 Hiện tại, một số thuốc chống sung huyết mắt đã đưa ra giới hạn độ tuổi sử dụng trên bao bì. Cụ thể:
- Naphazolin: Một số thuốc nhỏ mắt chứa naphazolin đưa ra cảnh báo không nên sử dụng thuốc cho trẻ dưới 12 tuổi trên bao bì, trong khi một số thuốc khác vẫn chưa có giới hạn tuổi cụ thể.
- Tetrahydrozolin: Nhãn thuốc chứa hoạt chất này đưa ra khuyến cáo không nên sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi.
- Phenylephrin: New Zealand chưa chấp thuận bất kỳ thuốc nhỏ mắt phenylephrin nào được sử dụng với mục đích điều trị tình trạng đỏ mắt hoặc viêm mức độ nhẹ. Loại thuốc này cũng đang được sử dụng cho mục đích chẩn đoán và không cần đưa ra các khuyến cáo như trên. 
 Medsafe đưa ra đề xuất ghi trên tất cả các nhãn thuốc chống sung huyết mắt khuyến cáo “Không sử dụng thuốc này cho trẻ dưới 12 tuổi”. 
Bảng 1. Các nội dung đề xuất về việc ghi nhãn thuốc chống sung huyết mắt

  • Thuốc kháng sinh
 Kháng sinh nhóm beta lactam như penicilin, ampicilin, amoxicilin... không bền trong môi trường axit. Dưới tác dụng của axit như vitamin C sẽ làm cho vòng betalactam bị phá hủy, gây ra mất tác dụng của thuốc. Sử dụng vitamin C cùng lúc với các loại kháng sinh này sẽ làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Cả vitamin C với Aspirin (một thuốc NSAID) đều là thuốc có tính axit. Việc sử dụng vitamin C gây axit hóa nước tiểu, làm giảm lượng aspirin trong nước tiểu và làm tăng nồng độ thuốc trong máu. Nếu sử dụng vitamin C cùng với aspirin, nó có thể gây ngộ độc aspirin.
  • Thuốc kháng axit có chứa nhôm
Vitamin C có thể làm tăng lượng nhôm mà cơ thể hấp thụ, có thể khiến các tác dụng phụ của những loại thuốc này trở nên nghiêm trọng hơn. Thuốc kháng axit có chứa nhôm phổ biến là Phosphalugel, Maalox và Gaviscon.
  • Thuốc an thần
Thuốc an thần có thể làm giảm tác dụng của vitamin C. Những loại thuốc này bao gồm phenobarbital, pentobarbital và seconobarbital.
  • Thuốc hóa trị
Là một chất chống oxy hóa, vitamin C có thể cản trở tác dụng của một số loại thuốc dùng trong hóa trị. Nếu đang hóa trị, không dùng vitamin C hoặc bất kỳ chất bổ sung nào khác mà không trao đổi với bác sĩ điều trị
  • Thuốc tránh thai đường uống và liệu pháp thay thế hormone (HRT)
Vitamin C có thể làm tăng nồng độ estrogen khi dùng chung với những loại thuốc này. Estrogen đường uống cũng có thể làm giảm tác dụng của vitamin C trong cơ thể.
  • Thuốc điều trị HIV
Vitamin C có thể làm giảm mức độ của Indinavir, một loại thuốc được sử dụng để điều trị HIV và AIDS.
  • Thuốc chống đông máu
Vitamin C chống lại tác dụng chống đông máu của Heparin và Warfarin làm suy yếu tác dụng của thuốc chống đông máu. Nên dùng cách nhau ít nhất 2 giờ nếu sử dụng cùng nhau.
  • Các loại thuốc khác
Sử dụng nhiều vitamin C trong thời gian dài làm tăng sự kết hợp của Axit oxalic và Muối canxi. Nếu vitamin C kết hợp với canxi trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Sử dụng kết hợp vitamin C và thuốc kháng sinh nhóm Sulfonamid có thể gây đái ra tinh thể và dẫn đến tổn thương thận.
 Do có tương tác bất lợi vitamin C có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của các thuốc điều trị bệnh, nên tốt nhất không dùng vitamin C với các thuốc này. Trong trường hợp phải sử dụng, nên dùng cách nhau tối thiểu 2 giờ đồng hồ.



Gần đây, Trung tâm Phản ứng có hại của thuốc tại New Zealand (MARC) đã đánh giá độ an toàn của thuốc chống viêm không steroid (NSAID) cho phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối thai kỳ. MARC đưa ra kết luận rằng nên chống chỉ định tất cả các NSAID trong 3 tháng cuối thai kỳ và khuyến cáo cập nhật và điều chỉnh các thông tin liên quan đến thai kỳ trong tờ thông tin của tất cả các NSAID. 
 Tránh sử dụng các NSAID cho phụ nữ có thai
Sử dụng NSAID trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây ra tác dụng không mong muốn cho người mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh. Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra bao gồm: 
- Đối với người mẹ: kéo dài thời gian chuyển dạ, băng huyết sau sinh. 
- Đối với thai nhi: đóng sớm ống động mạch, rối loạn chức năng thận, thiểu ối. 
- Đối với trẻ sơ sinh: hội chứng suy hô hấp, tăng áp động mạch phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh, loạn sản phế quản phổi, suy thận, chảy máu não thất, viêm ruột hoại tử. 
 Các khuyến nghị của MARC
Medsafe đang làm việc với các nhà phân phối NSAID ở New Zealand để cập nhật các chuyên luận thuốc, theo khuyến nghịị của MARC, để bổ sung các thông tin sau: 
- Chống chỉ định NSAID trong 3 tháng cuối của thai kỳ. 
- Không nên sử dụng NSAID trong 6 tháng đầu thai kỳ trừ khi lợi ích đối với người mẹ vượt trội nguy cơ đối với thai nhi. Nếu cần thiết sử dụng NSAID trong 3 tháng đầu hoặc giữa thai kỳ, sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả và thời gian ngắn nhất có thể. 
- Sử dụng NSAID trong thời kỳ đầu mang thai có khả năng tăng nguy cơ sảy thai và dị tật bẩm sinh. 
- Sử dụng NSAID trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ có thể gây rối loạn chức năng thận của thai nhi, dẫn đến thiểu ối (nước ối ít), trong một số trường hợp có thể dẫn đến suy thận ở trẻ sơ sinh. Thiểu ối thường thấy sau vài ngày đến vài tuần điều trị, mặc dù đã có báo cáo về trường hợp sau 48 giờ kể từ khi bắt đầu sử dụng NSAID. Thiểu ối thường xảy ra, nhưng không phổ biến và có thể hồi phục sau khi ngừng điều trị. Cân nhắc siêu âm theo dõi nước ối nếu điều trị kéo dài hơn 48 giờ. Ngừng điều trị NSAID nếu xảy ra tình trạng thiểu ối. 
- Sử dụng NSAID trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây đóng sớm ống động mạch và suy thận ở thai nhi, ức chế kết tập tiểu cầu, và có thể làm chậm quá trình chuyển dạ và sinh nở. Do đó, chống chỉ định sử dụng NSAID trong 3 tháng cuối của thai kỳ. 
 Khuyến cáo phụ nữ đang mang thai tránh sử dụng NSAID
Một số NSAID tác dụng toàn thân được phân loại là thuốc chỉ bán tại nhà thuốc hoặc bán rộng rãi ở cửa hàng hoặc siêu thị. Nhãn trên bao bì của các NSAID không kê đơn có ghi thuốc không được sử dụng trong thai kỳ. 
Các nhân viên y tế cần hỏi về việc sử dụng NSAID ở những người đang mang thai hoặc dự định mang thai, và khuyên họ không nên tự ý dùng những loại thuốc này trong khi mang thai.
 
Nguồn: 


Bổ sung vitamin D được khuyến cáo rộng rãi trong chăm sóc sức khỏe xương khớp nói chung, tuy nhiên, các dữ liệu về việc bổ sung vitamin này có ngăn ngừa tình trạng gãy xương hay không vẫn chưa thống nhất. 
Một nghiên cứu nhỏ trong thử nghiệm VITAL đã đánh giá liệu bổ sung vitamin D3 có làm giảm nguy cơ gãy xương so với giả dược hay không. VITAL là thử nghiệm, ngẫu nhiên, có đối chứng nhằm nghiên cứu xem liệu bổ sung vitamin D3 (2000 IU/ngày), acid béo n-3 (1 g/ngày), hoặc cả hai có ngăn ngừa ung thư và các bệnh tim mạch ở nam giới từ 50 tuổi trở lên và nữ giới từ 55 tuổi trở lên tại Hoa Kỳ hay không. Thiếu vitamin D, mật độ xương thấp, hoặc loãng xương không phải tiêu chuẩn lựa chọn người tham gia thử nghiệm. Biến cố gãy xương được người tham gia báo cáo hàng năm qua bảng câu hỏi và được kiểm tra lại bằng việc đánh giá hồ sơ bệnh án. Tiêu chí chính là số biến cố gãy xương, gãy xương ngoài đốt sống và gãy xương hông. Các mô hình tỉ lệ nguy cơ được sử dụng để ước tính hiệu quả điều trị trong phân tích theo phân bổ ngẫu nhiên ban đầu. 
 Trong 25.871 người tham gia (50,6% là phụ nữ [13.085 trong số 25.871] và 20,2% là người da đen [5106 trong số 25.304]), có 1991 trường hợp gãy xương được xác nhận ở 1551 người tham gia trong thời gian theo dõi với trung vị là 5,3 năm. Bổ sung vitamin D3, so với giả dược, không có ảnh hưởng đáng kể đến tổng số biến cố gãy xương (xảy ra ở 769 trong số 12.927 người tham gia nhóm vitamin D và 782 trong số 12.944 người tham gia nhóm giả dược; tỉ lệ rủi ro [HR], 0.98; khoảng tin cậy 95% [CI], 0.89 đến 1.08, P=0.70), gãy xương ngoài đốt sống (tỉ lệ rủi ro [HR], 0,97; khoảng tin cậy 95%, 0,87 đến 1,07; P = 0,50), hoặc gãy xương hông (tỉ lệ rủi ro [HR], 1,01; khoảng tin cậy 95% CI, 0,70 đến 1,47; P = 0,96). Không có sự thay đổi hiệu quả điều trị theo các đặc điểm cơ bản, bao gồm tuổi, giới tính, chủng tộc hoặc dân tộc, chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) hoặc nồng độ 25-hydroxyvitamin D huyết thanh. Không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm về các tác dụng không mong muốn như được đánh giá trong thử nghiệm ban đầu.
 Bổ sung vitamin D3 không làm giảm đáng kể nguy cơ gãy xương so với giả dược ở những người trung niên và người cao tuổi khỏe mạnh, không thiếu vitamin D, khối lượng xương thấp hoặc loãng xương. 
 Nguồn: